Ở độ tuổi mầm non, trẻ luôn tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Để kích thích khả năng tìm tòi và học hỏi đó của bé, bố mẹ có thể dạy con thông qua các thí nghiệm STEM. Tham khảo bài viết dưới đây của iSchool để hiểu rõ hơn về thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non và giúp con tìm hiểu thêm thật nhiều tri thức hữu ích trong cuộc sống.
1. Thí nghiệm khoa học với dầu và nước
Thí nghiệm khoa học dầu và nước rất đơn giản và dễ làm cho trẻ với những nguyên liệu có sẵn tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu ăn, màu thực phẩm cốc nước lọc.
Cách làm:
- Đổ nước lọc vào khoảng ½ phần cốc
- Cho màu thực phẩm vào cốc nước và khuấy đều
- Sau đó đổ dầu ăn vào khoảng nửa cốc còn lại
Hiện tượng:
- Màu thực phẩm hoà tan trong nước
- Nước và dầu không trộn lẫn vào nhau
- Dầu không đổi màu
- Cốc nước lọc tạo thành 2 phần màu rõ rệt
Giải thích: Nước nặng hơn dầu và không tan trong dầu, nên khi trộn lẫn vào nhau, nước và dầu sẽ tách thành 2 lớp rõ rệt.
2. Thí nghiệm sữa ma thuật
Bé sẽ cực kì ngạc nhiên và thích thú khi thực hiện thí nghiệm sữa ma thuật này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sữa, màu thực phẩm (lỏng hoặc dạng gel), xà phòng rửa chén, bông hoặc băng gạc, dĩa.
Cách làm:
- Đổ một lớp sữa mỏng vào dĩa và thêm những giọt màu thực phẩm vào sữa.
- Sau đó, lấy tăm bông nhúng vào xà phòng rửa chén và cho tăm bông vào trong sữa, ấn xuống một chỗ và giữ khoảng 15 giây, cùng nhau xem hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng: Các màu bắt đầu lan rộng ra và trộn lẫn với nhau. Những mảng màu sẽ xoay vòng, di chuyển khỏi vùng có xà phòng rửa chén.
Giải thích: Do sữa được tạo thành bởi các khoáng chất, protein và chất béo nên khi xà phòng rửa chén thêm tiếp xúc sữa thì chất béo bắt đầu phân hủy. Có màu thực phẩm nên trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng các phân tử xà phòng chạy xung quanh và cố gắng gắn vào các phân tử chất béo trong sữa.
3. Dựng thuyền táo
Cách dựng chiếc thuyền táo sẽ giúp cho trẻ rèn luyện tính tỉ mỉ, khéo léo và có thể tự sắp xếp mô hình, từ đó làm cho trí tưởng tượng của bé thêm phong phú hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khay nước, quả táo, dao, kéo, giấy, que bằng gỗ hoặc tre, bút chì màu hoặc các vật liệu trang trí.
Cách làm:
- Cắt đôi quả táo, lấy que cắm vào giữa quả táo.
- Sau đó, dùng kéo cắt giấy thành hình cánh buồm và sử dụng bút màu trang trí lên đó.
- Dán cánh buồm vào phía trên của cây que, như vậy, trẻ đã có được một chiếc thuyền táo có thể thả xuống nước.
Hiện tượng: Thuyền táo nổi lên mặt nước.
Giải thích: Táo có khoảng 25% thể tích là không khí nên đã giúp thuyền không bị chìm. Đây là một bài học về kiến thức nổi và chìm trong nước của các vật thể khác nhau.
4. Thí nghiệm dung nham
Đây là phiên bản nâng cấp hơn của thí nghiệm dầu và nước. Ba mẹ cần chú ý trong quá trình thực hiện bé sẽ không đưa các nguyên liệu lên miệng để thử ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu thực vật, nước, màu thực phẩm, viên C sủi, chai hoặc cốc nhựa/thuỷ tinh.
Cách làm:
- Hoà tan màu thực phẩm vào khoảng 1/2 cốc nước
- Sau đó, đổ dầu thực vật vào khoảng 3/4 cốc
- Tiếp đến cho nước màu vào đến khi chất lỏng trong cốc cách mặt trên khoảng 1-2 phân
- Cuối cùng, lấy viên sủi cho vào cốc hỗn hợp đó
Hiện tượng: Bé sẽ thấy dung nham đang phun trào bên trong cốc.
Giải thích: Nước màu và dầu thực vật không trộn lẫn vào nhau do nước nhẹ hơn dầu. Viên sủi phản ứng với nước màu tạo ra bọt khí carbon dioxide. Từ đó, các bọt khí sẽ dính vào màu của nước và đưa chúng lên trên miệng ly, tạo thành hiện tượng “dung nham phun trào” mà các bé quan sát được.
5. Thí nghiệm với quả trứng
Cách phân biệt trứng chín và trứng sống:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả trứng chín và 1 trứng quả sống
Cách thực hiện: Dùng tay xoay 2 quả trứng quay tại chỗ và quan sát. Quả nào quay nhiều hơn là trứng chín còn quả nào chỉ lắc lư là trứng sống.
Giải thích: Quả trứng chín là vật thể rắn nên trọng tâm của nó giữ nguyên. Còn trứng sống thì có chất lỏng bên trong nên trọng tâm bị thay đổi liên tục nên khó quay hơn.
Trứng nổi trên mặt nước:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả trứng, 2 ly nước, muối.
Cách làm: Ly thứ nhất cho nước lọc vào, ly thứ 2 cho nước lọc và hòa tan thêm ít muối. Sau đó, thả vào mỗi ly một quả trứng.
Hiện tượng:Trứng trong ly nước lọc sẽ chìm còn trứng trong ly nước có muối sẽ nổi.
Giải thích: Mật độ phân tử của vỏ trứng nhiều hơn so với nước nên trứng sẽ chìm và mật độ phân tử của vỏ trứng thấp hơn trong nước muối, vì vậy, sẽ được phân tử muối nâng đỡ và quả trứng nổi.
6. Khám phá khoa học chìm hay nổi
Thí nghiệm này sẽ khiến trẻ sẽ rất thích thú vì có thể tìm ra được câu trả lời cho hiện tượng chìm xuống và nổi lên của các vật xung quanh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Các loại quả: quả cam, táo, xoài, quýt…
- Một vài đồ vật như: thìa, nĩa, chai nhựa rỗng, chai thuỷ tinh rỗng…
- Chậu nước lớn
Cách thực hiện: Lần lượt thả các loại quả và các đồ vật đã chuẩn bị vào trong chậu nước và quan sát quả, đồ vật đó cái nào nổi và cái nào chìm.
Giải thích: Tùy theo khối lượng riêng, tính chất, hình dạng của vật thể mà có thể chìm hay nổi trong nước.
7. Thí nghiệm tạo màu cho cây cải thảo
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Màu thực phẩm, lá cải thảo, 4 cái cốc.
Cách làm:
- Đổ nước vào 4 chiếc cốc và cho 4 màu thực phẩm khác nhau vào hoà tan.
- Sau đó, cho mỗi lá cải thảo vào mỗi cái cốc để qua đêm.
Hiện tượng: Hôm sau, sẽ thấy lá cải thảo chuyển màu theo màu của từng cốc.
Giải thích: Do các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây làm cho lá cải thảo bị cắm vào những cốc có màu thực phẩm đó sẽ bị chuyển theo màu.
8. Kỹ sư với Marshmallow Shapes
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lọ tăm, 1 túi kẹo dẻo
Cách thực hiện:Dùng kẹo dẻo làm đầu nối để giữ các que tăm lại với nhau. Sắp xếp các tăm bông và kẹo dẻo thành các hình khối xếp chồng lên nhau. Trẻ có thể tạo ra những mô hình tùy theo sở thích.
Giải thích: Thông qua sự kết nối giữa các que tăm và kẹo dẻo, trẻ có thể nhận biết hình dạng nào sẽ đứng vững chãi cùng nhau và hình nào có thể tạo ra sự liên kết tốt nhất hay hình dạng nào thú vị nhất. Từ đó, giúp trẻ nhỏ thể hiện sự sáng tạo của mình đồng thời học thêm kiến thức về cách cân bằng và phân bổ trọng lượng đối với các đồ vật…
9. Thí nghiệm đổi màu khi pha trộn các màu sắc
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 cốc nước, 3 phẩm màu: màu đỏ, màu vàng, màu xanh dương.
Cách thực hiện: Hoà tan mỗi phẩm màu vào mỗi cốc nước sẽ tạo ra cốc nước màu đỏ, màu vàng, màu xanh. Để có màu tím, cần pha màu xanh dương và màu đỏ. Hay muốn tạo ra màu cam thì trộn màu đỏ và màu vàng. Khi trộn màu xanh dương và màu vàng sẽ ra màu xanh lá cây.
Hiện tượng: Như vậy, sau khi trộn 2 màu với nhau sẽ được màu thứ 3 chính là sự đổi màu khi pha trộn các màu sắc.
10. Thí nghiệm làm đèn giao thông hoá học
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đường Glucose, 10ml dung dịch NaOH, 5g chất chỉ thị màu, bình thủy tinh, cốc thủy tinh.
Cách làm:
- Hoà tan một thìa đường Glucose vào nước nóng trong cốc thủy tinh.
- Sau đó, cho 10 ml dung dịch NaOH vào dung dịch Glucose. Tiếp theo, hòa chất chỉ thị màu bằng ít nước ấm. Lúc này, chất chỉ thị màu sẽ có màu xanh dương.
- Cuối cùng, hãy đổ dung dịch kiềm của đường vào bình sẽ thấy được những thay đổi đẹp của màu sắc.
Hiện tượng:
- Các phản ứng đầu tiên sẽ có màu xanh lá cây và tiếp đến chuyển sang màu đỏ, cuối cùng trở thành màu vàng. Những màu sắc này giúp liên tưởng đến màu sắc của đèn giao thông – đỏ, vàng và xanh lá cây.
- Những phản ứng này có thể đảo ngược nếu được lắc lên. Nếu lắc yếu thì phản ứng trở thành màu đỏ, còn lắc mạnh thì chuyển sang màu xanh. Và phản ứng sẽ theo hướng ngược lại màu xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng.
Giải thích: Trong không khí chứa 21% oxy nên khi lắc, dung dịch bị oxy hóa bởi oxy nên đổi màu. Và đường là chất khử làm thay đổi lại màu sắc của dung dịch màu vàng. Phản ứng oxi hóa khử diễn ra làm thay đổi màu chất chỉ thị màu.
11. Thí nghiệm với túi lọc cà phê
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bộ lọc cà phê, giấy thủ công: màu trắng và màu hồng, túi có dây kéo, khoét lỗ hoặc các vỉ nướng kim loại, bút màu (màu sáp hoặc màu nước), keo dính – Dollar Store, súng bắn keo, kéo, bút viết, bình xịt phun sương.
Cách làm:
- Làm phẳng các bộ lọc cà phê tròn và dùng bút màu có thể giặt được vẽ các vòng tròn theo thứ tự các màu sắc của cầu vồng.
- Sau đó, đặt các bộ lọc cà phê màu vào trong túi có dây kéo hoặc vỉ nướng kim loại và dùng bình xịt nước phun sương. Lúc này, các màu sắc hoà trộn và xoáy vào nhau.
- Khi bộ lọc cà phê đã khô hãy gấp đôi và cắt dọc theo nếp gấp sẽ tạo ra hai hình cầu vồng.
- Cuối cùng, vẽ hình đám mây (trang trí tùy ý), cắt theo đường viền xung quanh đám mây.
Giải thích: Các màu sắc trên bộ lọc cà phê pha trộn với nhau do khả năng hòa tan trong chất lỏng (hoặc dung môi) bất kỳ. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi các phần tử trong nước và mực được hút vào nhau.
12. Thí nghiệm khám phá Make Magic
Nguyên liệu cần chuẩn bị : Nước, 1 cái bát, 1 cái khay, muối, màu thực phẩm, ống nhỏ giọt.
Cách thực hiện:
- Đổ đầy nước vào bát và để trong tủ đông tủ lạnh qua đêm.
- Sau đó, lấy đá ra khỏi bát cho vào khay và rắc muối lên đá chờ 1-2 phút sẽ nghe được tiếng đá nứt ra “tách, tách”.
- Tiếp đến, lấy ống nhỏ giọt nhỏ màu thực phẩm lên phần muối vừa rắc trên đá.
Hiện tượng: Cục đá khi được rắc muối sẽ tan nhanh chóng kết hợp với màu thực phẩm tạo thành những gai tinh thể đá có màu rất đẹp.
Giải thích: Do các tinh thể muối khi tiếp xúc với bề mặt đá lạnh sẽ nhanh chóng làm phá vỡ cấu trúc các tinh thể nước đá. Phần đá đó tan chảy nhanh hơn so với những phần đá xung quanh nên sẽ nghe được tiếng kêu lách tách, đá nứt ra tạo thành các rãnh nhỏ. Khi muối thấm sâu vào bề mặt cục đá sẽ làm xuất hiện những gai lởm chởm, tạo nên hình dạng tựa như các tinh thể lấp lánh.
13. Khám phá trồng thực vật từ thùng rác
Cùng nhau khám phá cách trồng cây từ thùng rác để mang lại sản phẩm có ích.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Phần gốc của rau cần tây dài 4 cm, cốc, nước, chậu, đất và phân trùn quế.
Cách thực hiện:
- Dùng nước rửa sạch phần gốc của rau cần tây.
- Đổ nước vào cốc cao khoảng 2cm, cắm phần gốc cây vào cốc nước theo chiều thẳng đứng nên để ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
- Tuần đầu tiên, hãy thay nước khoảng 2-3 ngày một lần. Khoảng 7 ngày sau, khi những lá non bắt đầu nhú lên, thì chuyển cây vào trồng trong chậu đất đã trộn phân trùn quế. Cần tưới nước mỗi ngày để giữ ẩm cho cây trong khu vực nhiều nắng. Phần cuống già sẽ bị héo dần và mầm mới sẽ dài ra.
- Khoảng 3-5 tuần sau, những cây cần tây mới cao khoảng 30cm có thể thu hoạch được, cắt lấy phần thân cây và giữ lại phần gốc trong chậu để tiếp tục ra mầm mới.
14. Xây dựng một cây cầu
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ống hút, keo dán, kéo.
Cách thực hiện:
- Hãy ghép 10 ống hút theo thứ tự nằm ngang lại với nhau dùng keo để cố định để tạo ra bề mặt của cây cầu.
- Sau đó, cắt ống hút thành những đoạn bằng nhau khoảng 10 cm và dán lại để làm chân cầu.
- Muốn cho cây cầu thêm vững chắc, cần làm hai trụ cầu ở hai đầu bằng cách dán ống hút vào hai bên của chiếc cầu. Trẻ có thể trang trí dọc theo cây cầu để nổi bật hơn.
Giải thích: Với hoạt động này, giúp cho trẻ sáng tạo, học được cách thiết kế các vật thể và hiểu được các chức năng của vật thể đó đối với cuộc sống.
15. Thí nghiệm chọc que vào bóng bay mà không vỡ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một quả bóng, que tre nhọn, dầu hoặc mỡ thực vật.
Cách thực hiện:
- Thổi quả bóng căng lên ở mức vừa phải và buộc lại
- Sau đó, dùng que tre nhọn đã nhúng vào dầu hoặc mỡ thực vật rồi đâm từ chỗ đầu quả bóng gần nút buộc có màu sẫm đến chỗ đáy của quả bóng cũng có màu sẫm
Hiện tượng: Quả bóng không bị vỡ.
Giải thích: Quả bóng có các phân tử cấu tạo đặc biệt bởi cao su. Những phân tử tạo nên cao su đó được kết nối thành các chuỗi dài và gắn chặt vào nhau như một tấm lưới. Do vậy, quả bóng có thể căng ra khi được thổi lên. Khi đâm vào phần căng của quả bóng thì chuỗi phân tử bị phá vỡ và sẽ nổ. Nếu đâm vào chỗ không bị kéo quá căng, chuỗi phân tử bị tách ra không đáng kể nên bóng sẽ không nổ.
16. Tổ chức cuộc thi xây dựng
Đây là một hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian, tư duy trực quan và trí tưởng tượng, sáng tạo.
Vật dụng cần chuẩn bị: các hình khối với các kích thước, màu sắc khác nhau, các viên gạch trò chơi, khuôn gỗ, các khối nhựa ghép hình, bộ lắp ráp, đồ chơi với cát, nước, đồ chơi có sẵn (ô tô, máy bay… ) hay hộp giấy, lon nhựa…
Cách thực hiện:
- Lựa chọn các chủ đề phù hợp với trẻ như: Lắp ráp, ghép hình các con vật, tạo hình phương tiện giao thông, xây dựng trường mầm non, nhà ở, khu vui chơi, khu vườn, công viên…
- Trẻ phân công công việc và nêu lên trách nhiệm của thành viên trong nhóm để hoàn thành mô hình.
- Sau khi trẻ hoàn thành, cần nhận xét, đánh giá, khích lệ tinh thần cho trẻ để bé cảm thấy vui và hào hứng hơn.
17. Thí nghiệm màu sắc với baking soda
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột baking soda (muối nở), giấm, nước, cốc, màu vẽ, cọ, ống nhỏ giọt.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị một lượng muối nở và nước bằng nhau. Đổ muối nở vào cốc.
- Sau đó, cho một lượng nước vào một cốc riêng và pha màu bằng màu vẽ.
- Đổ nước màu vào hỗn hợp muối nở và khuấy nhẹ để hỗn hợp hòa quyện với nhau, hỗn hợp không quá lỏng hay quá đặc.
- Tiếp đến, dùng cọ vẽ một bức tranh tuỳ thích bằng hỗn hợp muối nở và nước.
- Khi bức tranh đã khô, dùng ống nhỏ giọt nhúng vào giấm và nhỏ lên bức tranh.
Giải thích hiện tượng: Bột nở là một bazơ còn giấm là một axit, khi cả hai kết hợp với nhau sẽ tạo ra một loại khí gọi là carbon dioxide nên có thể nghe thấy âm thanh khi phản ứng xảy ra và nhìn thấy bong bóng. Ngoài ra, có thể cảm nhận được sự phình bong bóng nếu giữ tay gần bề mặt giấy.
18. Khám phá khoa học mổ xẻ bông hoa
Đây là một hoạt động khoa học tạo sự kích thích giác quan và đam mê khám phá giúp trẻ phát triển nhận thức được cấu tạo của các loài thực vật xung quanh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bông hoa, kéo, keo dán, bút chì, giấy, khay.
Cách thực hiện:
- Cần cẩn thận tách và cắt rời từng phần của bông hoa để vào trong khay.
- Khi đã tách rời từng bộ phận của bông hoa, bố mẹ nói cho con hoặc yêu cầu trẻ nói tên của những bộ phận đó.
- Sau đó, dùng keo dán những bộ phận này lên giấy và viết tên ở phía dưới bộ phận đó. Muốn bảo quản hoa đã mổ xẻ cần cán mỏng hoa nếu không hoa sẽ bị xấu và tàn đi.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của iSchool về thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non. Những thí nghiệm tuy đơn giản nhưng mang lại cho trẻ nền tảng tư duy về khoa học giúp các em được thực hành, trải nghiệm kích thích sự sáng tạo, đam mê khám phá. Hy vọng với những thông tin cập nhật trong bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn và có thể hướng dẫn con thực hiện các thí nghiệm STEM vui nhộn, dễ làm này. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các chương trình học cho trẻ, bố mẹ có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của iSchool thông qua những thông tin sau:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: info@ischool.edu.vn
>> Có thể bố mẹ quan tâm: